0
Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến khám tại các cơ sở y tế

Nguyên nhân đau bụng có thể do một số bệnh lý tại ruột hoặc là do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa. Mức độ của bệnh, biểu hiệu lâm sàng rất đa dạng
Triệu chứng đau bụng cấp tính ở trẻ em
Cần phân biệt đây là đau bụng cấp, đau bụng tái diễn, đau bụng nội khoa hay đau bụng ngoại khoa.
Đau bụng cấp tính là một chẩn đoán cấp cứu xảy ra đột ngột, tức thời và có ảnh hưởng cấp tính đến hoạt động của trẻ
Có thể phối hợp các triệu chứng của một nguyên nhân nội hay ngoại khoa

Tiếp cận bệnh nhân đau bụng cấp tính

Việc hỏi về tính chất cơn đau, cách xuất hiện cơn đau: ngày, giờ liên quan với bữa ăn, đột ngột hay từ từ,  vị trí khu trú của cơn đau lúc bắt đầu xuất hiện, cường độ cơn đau: nặng làm trẻ phải thức giấc, ngừng chơi. Yếu tố làm tăng đau: đi lại, ho, hít vào sâu, đi tiểu, yếu tố làm giảm đau: nghỉ ngơi, nôn, sau ăn, tư thế giảm đau. Tiến triển cơn đau tức thời: giảm, tăng đau, không đổi, kéo dài liên tục, xen kẽ, từng cơn.

Các dấu hiệu kèm theo đau bụng
  • Tình trạng toàn thân: sốt, mệt mỏi, chán ăn, sút cân
  • Triệu chứng tiêu hoá: buồn nôn, nôn ra máu, rối loạn nhu động: táo bón, bí trung đại tiện, tiêu chảy (số lần, tính chất phân lỏng, có nhày có máu)
  • Hô hấp: Sổ mũi, ho.
  • Tiết niệu: Đái buốt, vô niệu, nước tiểu máu, sẫm màu.
  • Thần kinh: Nhức đầu, rối loạn lưỡng tri
  • Đau khớp, đau cơ
  • Phát ban hoặc xuất huyết
  • Dấu hiệu dậy thì: Có kinh lần đầu tiên

Nguyên nhân ngoại khoa đau bụng cấp ở trẻ

  • Viêm ruột thừa cấp tính
  • Lồng ruột cấp tính
  • Thoát vị bẹn nghẹt
  • Các nguyên nhân gây tắc ruột, bán tắc ruột cấp tính: tắc ruột do giun, túi thừa Meckel, bã thức ăn
  • Viêm phúc mạc tiên phát hoặc thứ phát

Các nguyên nhân khác:

  • Viêm loét túi thừa Meckel
  • Unang buồng trứng xoắn, Tératome xoắn, túi máu tử cung do không thủng màng trinh
  • Xoắn tinh hoàn
  • Chạm thành bụng (có tiền sử chấn thương bụng)

Nguyên nhân nội khoa đau bụng cấp ở trẻ

  • Đau bụng có sốt
  • Viêm dạ dày ruột cấp tính: TCC, nôn, phân lỏng hoặc máu
  • Viêm phổi thuỳ dưới phải: sốt cao, ho, đau ngực, CTM, chụp phổi
  • Viêm hạch mạc treo: sốt, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Viêm gan do virus
  • Viêm họng cấp (viêm họng, đau)
  • Đau bụng không có sốt
  • Cần tìm các biểu hiện rối loạn tiêu hoá, nôn, phân
  • Tiêu chảy , nôn => ngộ độc thức ăn
  • Táo bón
  • Nếu không có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá:
  • Viêm mao mạch dị ứng (Schönlein Henoch)
  • Đau bụng giun
  • Viêm dạ dày tá tràng cấp tính, mãn tính
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Sỏi mật
  • Sỏi thận


Đăng nhận xét

 
Top