0

Hiện nay, viêm não Nhật Bản đang “vào mùa”. Mặc dù căn bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành quanh năm tuy nhiên nó gây dịch trong mùa hè và đây thường là bệnh trẻ em dưới 15 tuổi. 

>>>Viêm não Nhật Bản và những điều cần biết
>>>Những thắc mắc về tiêm vaccin viêm não Nhật Bản
Dịch bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra nhiều từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm với số lượng không nhiều nhưng bệnh dễ gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh sau khi chữa trị.

Viêm não Nhật Bản và những điều cần biết

 Phân biệt viêm não và viêm màng não

Trong bệnh lý não màng não cần phân biệt rõ hai nhóm lớn là viêm não và viêm màng não. Theo nghiên cứu, viêm não là tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào nhu mô não và nguyên nhân thường thấy là siêu vi đường ruột hay siêu vi gây viêm não Nhật Bản. Còn với bệnh viêm màng não là do tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng mới có ảnh hưởng đến não.
Mặc dù viêm não và viêm màng não là 2 bệnh khác nhau nhưng đều gây tử vong hay để lại di chứng nghiêm trọng cho trẻ, có trường hợp còn dẫn đến tử vong. Theo thông kê thì chit có 60%  những trường hợp mắc bệnh này là có thể chữa trị và trở lại bình thường.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh lý não - màng não do nhiễm trùng có tên gọi riêng như:
  • Viêm não Nhật Bản: đây là viêm não do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản gây nên và lây qua đường muỗi chích và thường gặp ở vùng nông thôn.
  • Viêm màng não hay nhiễm trùng huyết là bệnh tử vong nhanh nếu gặp thể tối cấp , bệnh này do não mô cầu có tác nhân là vi trùng não mô cầu. Đây.
  • Viêm não do siêu vi trùng đường ruột (enterovirus) tấn công vào não gây viêm não.
  • Viêm màng não do HIB là do vi trùng HIB -vi trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi gây ra.
  • Ngoài ra còn có một số tác nhân khác ít gặp.

Viêm não và viêm màng não thường khởi phát với những biểu hiện ban đầu rất giống nhau như trẻ bị sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu,... Một sô dấu hiệu nặng có thể kể đến như co giật, hôn mê sâu, cứng cổ, suy hô hấp,... 
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng viêm não cấp do siêu vi viêm não Nhật Bản gây ra. Thông thường muỗi chính là tác nhân lây truyền viêm não Nhật Bản từ chim, lợn có mầm bệnh sang con người.
Những con muỗi hút máu lợn hay chim có chứa siêu vi trùng sau đó chích người và truyền siêu vi gây bệnh cho người. Thông thường, muỗi hay chích ban đêm và sống chủ yếu ở vùng nông thôn. Vì vậy mà theo thống kê có đến 90% trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản sống ở nông thôn.

Phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Để phòng ngừa bệnh lý não  màng não cần nhiều biện pháp tùy theo mỗi loại bệnh như viêm não Nhật Bản là nên diệt muỗi ngủ mùng. Đồng thời cần bảo đảm vệ sinh khi ăn uống đặc biệt là rửa tay trước khi ăn. Việc tiêm vaccine phòng bệnh cũng là rất cần thiết.
Điều cần lưu ý là chích ngừa viêm não Nhật Bản chỉ ngừa được viêm não Nhật Bản, chứ không thể ngừa được các bệnh viêm não khác. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến các bệnh viện hoặc phòng khám nhi khoa để được bác sĩ tư vấn phòng bệnh tốt nhất.

Theo baodatviet

Đăng nhận xét

 
Top